Phân loại các loại bao bì đóng gói sản phẩm tại Việt Nam

 

Ngành công nghiệp bao bì đóng gói sản phẩm ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Bao bì được phân loại theo hai tiêu chí chính: vật liệu và mục đích sử dụng, cũng như tác dụng của bao bì trong quá trình lưu thông sản phẩm.

 

Đối với tiêu chí về vật liệu, người ta sử dụng các loại bao bì khác nhau như carton, nhựa, giấy và kim loại. Mỗi loại có ưu điểm riêng và được áp dụng tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm.

 

Về mục đích sử dụng, các loại bao bì được phân làm ba nhóm chính: bảo quản, quảng cáo và tiếp thị. Bao quản giúp duy trì chất lượng và an toàn cho sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ. Quảng cáo giúp tạo nên hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và thu hút khách hàng. Tiếp thị là việc thiết kế gói hàng để thu hút người tiêu dùng trong cửa hàng.

 

Việc phân loại này giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược marketing phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

 

 

1.  Phân theo công dụng

 

Bao bì trong: là loại bao bì được sử dụng để đóng gói sản phẩm, hàng hóa, thường trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm và bán cùng sản phẩm.

 

Bao bì ngoài: là loại dùng để vận chuyển, có tác dụng bảo quản sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

 

2. Theo số lần sử dụng

 

Bao bì sử dụng một lần: chỉ phục vụ cho một lần lưu chuyển của sản phẩm từ khí sản phẩm được sản xuất đến khi sản phẩm được tiêu dùng.

 

Bao bì sử dụng nhiều lần: có khả năng phục vụ cho một số lần lưu chuyển sản phẩm, có khả năng sử dụng lại. Bao gồm các loại bao bì ngoài, bao bì trong, được sản xuất từ các vật liệu bền vững (như kim loại, chất dẻo tổng hợp...).

 

3. Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén)

 

Bao bì cứng: là loại bao bì có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài như tải trọng của xe tải, vận chuyển, bốc dỡ mà vẫn giữ nguyên được hình dạng như ban đầu.

 

Bao bì nửa cứng: là loại có tính vững chắc khi chứa đựng sản phẩm và vận chuyển, tuy nhiên nó có thể bị biến dạng trước độ nặng của sản phẩm hàng hóa hoặc bị tác động bởi sức ép, va đập, xóc khi vận chuyển hoặc chất hàng.

 

Bao bì mềm: dễ bị biến dạng cơ học từ bên ngoài. Loại này dùng cho các sản phẩm dạng hạt, bột,..

 

 

4. Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì:

 

Bao bì thông dụng: loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.

 

Bao bì chuyên dụng: loại này chỉ được dùng bao gói hoặc chứa đựng một loại sản phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc biệ như: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ...

 

5. Phân loại theo vật liệu chế tạo:

 

Đây là cách phân loại chủ yếu và phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý môi trường quan tâm. Theo tiêu thức này bao bì đóng gói được mang tên gọi của các loại vật liệu chế tạo ra nó. Bao gồm các nhóm: Bao bì gỗ, Bao bì bằng kim loại, Bao bì bằng giấy, carton và bìa, Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm, Bao bì hàng dệt, Bao bì bằng mây, nứa, tre đan, Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu, như các loại bao bì được sản xuất từ chất liệu polime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng….

 

6. Phân loại theo nguồn gốc của bao bì:

 

Bao bì các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: là loại bao bì dùng để bao gói sản phẩm trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

 

Bao bì hàng hoá của các DNTM: là loại bao bì chứa đựng hàng hoá chia lô, ghép đồng bộ và vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, có thể phân loại bao bì theo các tiêu thức khác như độ thấm nước, mức chất lượng, trọng lượng tương đối của bao bì, theo kiểu dáng hình học...

 

Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu sản xuất in túi nilon giá rẻ, sử dụng, quản lý và có những biện để phát huy những chức năng của bao bì đối với nền kinh tế  trong nước cũng như đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

 

Nguồn: Tổng hợp



Vietnam Foodtech - nơi cập nhật những xu hướng công nghệ thực phẩm mới nhất sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị về thời đại của công nghiệp thực phẩm toàn quốc. Tại đây, các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các máy móc, công nghệ thực phẩm hiện đại đến từ các quốc gia khác nhau. Triển lãm sẽ được diễn ra vào 13 - 16/12/2023  tại SECC - Trung tâm Hội chợ Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn. 

Nhanh tay đăng ký để không bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm thú vị này nhé!!

Đăng ký gian hàng để kết nối với các doanh nghiệp tại triển lãm: https://foodtech-vn.com/nha-trung-bay-dang-ky-gian-hang

Đăng ký tham quan tại triển lãm: 

https://foodtech-vn.com/khach-tham-quan-dang-ky 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ADPEX

Triển lãm Quốc tế Công nghệ chế biến thực phẩm Việt Nam

Thời gian: 13 - 16/12/2023

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn - SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

______________

Thông tin liên hệ:

Email: foodtech@foodtech-vn.com

Fanpage: @vietnamfoodtech

 

Website: www.foodtech-vn.com

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN