Các doanh nghiệp thực phẩm và chính phủ châu Á thích ứng thế nào với lệnh cấm rác thải nhựa của Trung Quốc trong 18 tháng qua

 

Lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa của Trung Quốc hồi đầu năm 2018 có tác động nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ngành thực phẩm và đồ uống (F&B), và Đông Nam Á đang phải gánh vác phần lớn lượng rác thải nhựa bị Trung Quốc từ chối. Trong 18 tháng qua, chúng ta hãy xem cách ngành F&B và các chính phủ châu Á điều chỉnh cùng với các sáng kiến đã đưa ra.

Trước lệnh cấm, Trung Quốc từng nhập khẩu và xử lý hơn 50% tổng lượng rác thải nhựa của thế giới, khoảng 111 triệu tấn, và một lựa chọn vô cùng dễ dàng bởi không cần phải phân loại hay làm sạch rác thải nhựa khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Lệnh cấm được triển khai khi Trung Quốc đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng xuất phát từ vấn đề trên.

 

 

Sau đó, Đông Nam Á ngay lập tức trở thành lựa chọn của các nước châu Âu đang tìm cách thoát khỏi đống rác thải nhựa của họ và xuất khẩu sang khu vực này trong nửa đầu năm 2018 lên tới 1,23 triệu tấn. Theo Nikkei Asian Review,​ lượng xuất khẩu này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017. Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đặc biệt tăng mạnh nhập khẩu rác thải nhựa.

Ngành thực phẩm và đồ uống toàn cầu lẫn tại châu Á cũng đang nằm dưới sức ép của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các nhóm vận động về vấn đề sử dụng những lượng lớn chất nhựa, đặc biệt cho mục tiêu đóng gói khi các nhóm hoạt động này liên tục tung ra các chiến dịch lớn trong năm 2018.

Các tên tuổi lớn ngành F&B như as Nestle, Coca-Cola và PepsiCo hứng chịu nhiều chỉ trích nhất, đặc biệt là khi nhóm vận động Greenpeace triển khai chiến dịch Break Free from Plastic với 239 đợt dọn dẹp và kiểm định lượng rác thải nhựa do tiêu dùng các thương hiệu F&B lớn trên khắp 42 nước. Greenpeace cho rằng chiến dịch này là “đợt rà soát nhanh toàn diện nhất về các công ty gây ô nhiễm nhựa tồi tệ nhất trên thế giới”, và trực tiếp chỉ ra Coca-Cola, Perfetti van Melle và Mondelez là những “nguồn gây ô nhiễm hàng đầu châu Á”.

Theo lãnh đạo mảng Bền vững và Truyền thông của Food Industry Asia Edwin Seah, đóng gói thực phẩm chiếm khoảng 14% lượng rác thải nhựa toàn cầu, nghĩa là lệnh cấm của Trung Quốc “đặt ra vai trò lớn cho ngành F&B trong phát triển các giải pháp để giải quyết rác thải nhựa. Sáng kiến đóng gói mới sẽ đóng vai trò rất quan trọng và ngày càng cấp thiết, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các nguyên liệu mới, nguyên liệu thay thế, các giải pháp để giảm sử dụng nhựa và thiết kế lại để giữ gìn giá trị, tăng khả năng tái chế tại các thị trường nội địa”.

Các nỗ lực giảm rác thải nhựa của các công ty F&B toàn cầu

PepsiCo thông báo mục tiêu năm 2025 nhằm “thiết kế tất cả các giải pháp đóng gói sản phẩm có thể tái chế, làm phân bón tổng hợp hoặc tự phân hủy sinh học” trong số các mục tiêu khác. Tại Ấn Độ, PepsiCo đã triển khai một thử nghiệm về giải pháp đóng gói một số sản phẩm ăn vặt bằng vật liệu có thể sử dụng làm phân bón. “Giải pháp đóng gói mới này, được phát triển bởi PepsiCo R&D, có nguồn gốc sinh học, làm từ các nguyên liệu thực vật và có thể làm phân bón 100%”, theo lãnh đạo mảng nông nghiệp khu vực châu Á, Trung Đông và Bắc Phi, Nishchint Bhatia cho hay. “Giải pháp này giúp các bao bì sản phẩm có thể vứt đi cùng với thực phẩm thừa và sẽ tập trung tại các khu xử lý công nghiệp.

Thông qua thử nghiệm này, chúng tôi đặt mục tiêu tác động và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cũng như giám sát kênh quản lý rác thải trong một môi trường có kiểm soát”. Nestlé đã đưa vào hoạt động Viện Khoa học Đóng gói vào tháng 1/2019 tại Lausanne cùng với các địa điểm khác tại Trung Quốc và Singapore. “Lĩnh vực nghiên cứu tập trung sẽ bao gồm các loại polymer có thể tái chế, phân hủy sinh học hoặc phân bón tổng hợp, cũng như các khái niệm và công nghệ đóng gói mới để tăng khả năng tái chế các giải pháp đóng gói bằng nhựa”, theo người phát ngôn của Nestle cho hay.

Các sáng kiến chính phủ để giảm nhập khẩu rác thải nhựa

Theo Seah, nhiều nước, đặc biệt tại ASEAN, đang nhận ra “nguyên nhân chính” cho vấn đề là “mức độ thu hồi rác thải thấp cộng với thiếu xử lý tái chế và cơ sở hạ tầng cho phân loại. Khả năng xử lý hiệu quả đối với rác thải nội địa đã là một vấn đề lớn, chưa kể tới nhập khẩu rác thải nhựa”, ông cho hay. “Do đó, các nước sẽ cần xem xét hàng loạt các sáng kiến và cấm nhập khẩu rác thải nhựa để giúp giảm thiểu vấn đề, xét đến thực trạng là các hệ thống xử lý hiện tại không thể giải quyết hiệu quả”. Thực vậy, trong 18 tháng qua, hàng loạt các nước đã triển khai các chính sách cấm nhập khẩu rác thải nhựa sau khi hứng chịu ô nhiễm ngày càng tăng lượng rác thải nhựa chuyển qua sau lệnh cấm của Trung Quốc. Nhập khẩu các thải nhựa của Malaysia trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 456.000 tấn, so với 168.500 tấn trong năm 2016. Malaysia đã thông báo lênhh cấm vĩnh viễn đối với nhập khẩu rác thải nhựa vào tháng 11/2018. Việt Nam cũng đã ngừng cấp phép đối với nhập khẩu rác thải nhựa vào tháng 6/2019 sau thông báo từ Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE) cho hay khoảng 6.000 containers chứa đầy rác thải nhựa đang chất đầy tại các cảng. “Các cơ quan chức năng cần ngăn chặn rác thải thâm nhập vào Việt Nam để tránh kịch bản biến Việt Nam thành một bãi rác thải, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống dân cư”, MONRE tuyên bố. “MONRE sẽ không cấp giấy phép mới hoặc gia hạn các giấy phép hiện tại đối với các nhà nhập khẩu rác. Chỉ rác được nhập khẩu cho sử dụng trực tiếp là nguyên liệu thô cho sản xuất khi nhu cầu và năng lực được chứng minh, sẽ được cho phép”. Thái Lan cũng tuyên bố vào tháng 11/2018 rằng nước này sẽ cấm triệt để nhập khẩu rác thải nhựa vào năm 2021.

Theo Food Navigator Asia

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN